Tiểu sử nguyễn viết xuân

      84
Giới thiệu Hoạt động chuyên môn, nghiệp vụCông tác trưng bàyTin tức Trưng bày Trưng bày chuyên đềNghiên cứu Khảo cổ họcẤn phẩmDự án BTLSQG Thông tin hữu ích Hỗ trợ
Câu chuyện về người anh hùng Nguyễn Viết Xuân với khẩu hiệu "nhằm thẳng quân thù, bắn” đã đi vào lịch sử như một huyền thoại về tinh thần dũng cảm, kiên quyết chiến đấu cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Chính câu nói ấy đã cổ vũ tinh thần cho biết bao nhiêu chiến sĩ ngoài chiến trường, sau này trở thành khẩu lệnh trong các lực lượng phòng không, không quân trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ.

Bạn đang xem: Tiểu sử nguyễn viết xuân


Nguyễn Viết Xuân sinh năm 1934, người làng Ngũ Kiên, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc. Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, năm lên 7 tuổi anh đã phải đi giúp việc trong thời gia dài suốt 10 năm. Khi vừa tròn 18 tuổi anh đã đi từ vùng tạm chiếm ra vùng tự do, rồi xin đi bộ đội. Nhập ngũ tháng 11/1952, lúc đầu anh làm chiến sỹ trinh sát, rồi tiểu đội trưởng trinh sát, trung đội trưởng pháo cao xạ, sau làm chính trị viên đại đội. Bất kỳ ở cương vị nào anh cũng luôn nêu cao tinh thần quyết tâm chống giặc xâm lược, bảo vệ tổ quốc, xung phong đi đầu, cùng đồng đội hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

*

Anh hùng- Liệt sĩ Nguyễn Viết Xuân (1934-1964).

Giữa làn bom đạn địch, tiếng hô dõng dạc của anh vang lên trên trận địa đã trở thành khẩu hiệu khích lệ tinh thần chiến đấu của toàn đơn vị và trên khắp các chiến trường đánh Mĩ. Trận chiến vừa tạm dứt anh đi khắp các khẩu đội để nắm bắt tình hình động viên chiến sĩ, tuy nhiên máy bay địch lại bất ngờ nhả liên tiếp các loạt bom xuống trận địa, anh bị thương nặng, gãy nát đùi bên phải, nhưng Nguyễn Viết Xuân đã yêu cầu y tá cắt nốt phần thịt dính vào chân cho đỡ vướng. Anh nói “Tôi không việc gì” và căn dặn y tá không được cho mọi người biết. Anh vẫn tỉnh táo theo dõi cuộc chiến, biểu dương kịp thời các chiến sĩ lập công. Sau trận chiến ác liệt, anh cảm thấy mình không qua khỏi nên đã chỉ định người thay thế mình chỉ huy trận địa, phân công chăm sóc các đồng đội bị thương, bàn giao công việc tỉ mỉ rõ ràng, dặn dò kỹ càng về việc chấp hành Nghị quyết của Chi bộ và nêu một số đề nghị về công tác phát triển Đảng, Đoàn và khen thưởng trong đơn vị.

Xem thêm: Khách Sạn New Era Nguyễn Văn Cừ, Newera Hotel & Villa, Quận Long Biên, Hà Nội

*

Lời hô “Nhằm thẳng quân thù, bắn” của Nguyễn Viết Xuân đã trở thành khẩu hiệu tiến công trên các trận địa pháo phòng không của bộ đội ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ .

*

Thủ tướng Phạm Văn Đồng với các đại biểu đơn vị anh hùng Nguyễn Viết Xuân trong Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua lần thứ IV, 12/1966.

30 năm kể từ ngày đất nước hoàn toàn độc lập, non sông thu về một mối, nỗi đau của chiến tranh đã lùi vào quá khứ. Nhưng tên của các bậc cha anh như Nguyễn Viết Xuân và hàng triệu con người khác vẫn mãi được nhắc đến như một bản trường ca bất diệt. Những con người đã dù biết khi ra đi sẽ “xương tan, thịt nát” nhưng vẫn “không sờn lòng, không tiếc tuổi xanh...” để chiến đấu cho lý tưởng cao đẹp đó là giành độc lập cho dân tộc.

Thu Nhuần (tổng hợp)

Đinh Xuân Lâm - Trương Hữu Quýnh, “Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam”, nxb Giáo dục, 2005. “175 gương mặt Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” nxb Văn hóa - Thông tin, 2012.