Thủ đô tư pháp của nam phi

      110

(TNTS) Thường mỗi quốc gia chỉ có một thủ đô nhưng Cộng hòa Nam Phi có 3 thủ đô: Pretoria - thủ đô hành chính, Cape Town - thủ đô lập pháp và Bloemfontein - thủ đô tư pháp. Chưa kể Johannesburg được mệnh danh là “thủ đô kinh tế”…


Nam Phi có 11 tên gọi khác nhau, tương ứng với 11 ngôn ngữ chính thức; là nước châu Phi nhưng rất nhiều người châu u. Quốc gia phát triển nhất châu Phi này dẫn đầu thế giới về sản xuất vàng, platin, crom. Ngoài ra kim cương cũng là mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Cựu Tổng thống Nelson Mandela đã gọi quê hương ông là “Quốc gia Cầu Vồng” để khái quát sự đa dạng về văn hóa và chủng tộc. Đây cũng là nơi Robert Baden Powell sáng lập phong trào Hướng đạo, với những nghi thức khởi đầu từ những năm 1890.

Thủ đô Pretoria - lấy tên của Andries Pretorius - một người Phi gốc u rất được kính trọng nhưng là cha đẻ của chủ nghĩa Apartheid nên từ năm 2005 được đổi tên thành Tshware - nghĩa là “Chúng ta bình đẳng”, tuy nhiên khu trung tâm vẫn mang tên Pretoria và người dân vẫn quen gọi như vậy. Pretoria là quê hương của loài phượng tím nở rộ vào cuối tháng 10, nhuộm tím cả thành phố lãng mạn cổ kính. Cây phượng tím đầu tiên ở Việt Nam trồng trước chợ Đà Lạt, nay đã nhân giống ra nhiều nơi. Nếu Johannesburg sầm uất, hối hả và ngột ngạt thì Pretoria ngược lại - có phần chậm rãi và thanh bình. Thành phố nằm bên sông Apeis, không có nhiều nhà chọc trời, không kẹt xe dù xe hơi khá nhiều, rất ít xe gắn máy. Các công trình, tượng đài, trường đại học, nhà thờ Thiên Chúa giáo, công viên, vườn sinh thái, cây xanh… tạo cho Pretoria dáng dấp châu u. Các cửa hàng 9 giờ mới mở cửa, thứ bảy thì tới 11 giờ nhưng 15 giờ là đóng cửa, chủ nhật nghỉ bán nên phố vắng hoe.

Bạn đang xem: Thủ đô tư pháp của nam phi

*
Ảnh: shutterstock

Cape Town thuộc tỉnh Tây Cape - được mệnh danh là “Thành phố tốt nhất thế giới (tạp chí Telegraph - Anh, bình chọn năm 2008), “Hải cảng đẹp nhất thế giới”, “Thành phố du lịch”. Bấy nhiêu cái tên cũng đủ nói lên sức quyến rũ của vùng đất xinh đẹp này. Núi Tabuer - còn gọi là núi Bàn - cao 1.082m, rộng 3km2, thường có mây bao phủ trắng xóa như tấm voan khổng lồ trải lên chiếc bàn vĩ đại của tạo hóa. Đây là vị trí cực đẹp để thưởng ngoạn toàn cảnh phố xá nhộn nhịp, thương cảng sầm uất. Bãi biển Clifton - được tạp chí Forbes bình chọn là 1 trong 10 bãi tắm đẹp của thế giới… Đặc biệt có mũi Hảo Vọng - Good Hope Cape - điểm tận cùng của châu Phi. Đứng cạnh Good Hope Cape chụp hình với du khách các nước, tôi chợt nhớ về cảm giác đón bình minh ở Hải đăng Đại Lãnh (Phú Yên), điểm cực đông của dải đất hình chữ S quê mẹ. Cứ như đang đứng trên mui thuyền khổng lồ giữa mênh mông đại dương. Đẹp hơn nhiều. Dưới chân núi Hải Đăng - Đại Lãnh có bãi tắm cực đẹp, bên cạnh là dòng suối trong veo đổ ra biển cho du khách tắm lại.

Còn thủ đô tư pháp Bloemfontem được mệnh danh là “Đài phun nước”, “Thành phố hoa hồng” cũng có nhiều kiến trúc độc đáo với những vườn hồng rực rỡ, nhiều cơ sở công nghiệp hiện đại.

Nam Phi xếp thứ 3 về đa dạng sinh thái (sau Brazil và Indonesia). Có nhiều loài cây rất lạ. Cây bán nhân (Half Human), một loại cây mọc vùng khô cằn, ven các núi đá, thân mập, xốp và thẳng đứng, ngọn cây lòa xòa mấy cành lá, nhìn xa như tóc người. Cây protea - quốc hoa Nam Phi – có cánh hoa màu hồng giống hoa sen, nhụy màu trắng non giống hoa hướng dương. Cây bao báp cũng là thực vật đặc hữu. Gốc to vạm vỡ, cành và lá nhỏ, thân xốp, họ gạo, cây là nguồn cung cấp nước và thực phẩm, dược liệu, thuốc nhuộm cho thổ dân. Có cây cao tới 50m, chu vi gốc 40m, chứa hơn 120.000 lít nước và có thể sống trên 1.000 năm. Cạnh Khoa Ngữ văn, Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh cũng có một cây bao báp. Do thổ nhưỡng và khí hậu thuận lợi hơn nên hình thù của cây cũng hơi khác. Dù có nhiều loài hoa và cây đặc hữu, nhiều loại thú quý hiếm nhưng rừng Nam Phi chỉ chiếm 1% diện tích. Công viên quốc gia Pinunesberg, rộng 55.000 ha là nơi chung sống của hơn 7.000 động vật thuộc hàng trăm loài khác nhau. Du khách có thể “mục sở thị” từ sư tử, voi, trâu, báo, ngựa vằn, hươu cao cổ, lợn rừng, linh cẩu đến hà mã, cá sấu, tê giác đen và tê giác trắng.... Có thể đi xe đặc chủng để tham quan hoặc tự lái xe khám phá hay lên khinh khí cầu ngắm toàn cảnh. Cạnh bìa rừng có đủ dịch vụ nghỉ ngơi, từ bình dân đến cao cấp, rất chuyên nghiệp. Công viên quốc gia Kruger cũng có những đặc thù như vậy. Riêng tê giác ở Nam Phi chiếm hơn một nửa tổng số tê giác thế giới, đang bị nạn săn bắt trộm đe dọa. 6 tháng đầu năm 2011 đã có 193 tê giác bị giết trộm (có 126 con tại Kruger). Nhiều tên trộm bị án tù, trong đó có 2 người Việt Nam! Du khách đến Nam Phi rất thích được ghé nhà cô Riana Van Nieuwenhuizen để gặp gỡ chủ nhân, “làm quen” với 11 con mèo, 4 con báo, 5 con sư tử, 2 con hổ đang chung sống hòa bình, thân thiện với chủ nhà.

Xem thêm: Vị Trí Tuyển Dụng Tiếng Anh Là Gì Và Những Điều Cần Biết, Tiếng Anh Cho Người Đi Làm

Văn hóa đa dạng của Nam Phi không chỉ thể hiện ở ngôn ngữ, nếp sống mà còn ở kiến trúc, âm nhạc, nhảy múa, lễ hội, đặc biệt là ẩm thực. Word Cup 2010 đã giới thiệu với thế giới một Nam Phi thân thiện, có khả năng tổ chức những sự kiện lớn và ẩm thực độc đáo. Bắp là thực phẩm chính trong các bữa ăn (mỗi năm đất nước này sản xuất gần 20 triệu tấn). Có thể kể các món đặc trưng như: Cháo bắp và đậu (Samp and Beans) cho thêm thịt, bơ và các gia vị. Bunny Chow - cà-ri bò, gà, cừu, đậu… để trong “chén” làm bằng bánh mì bỏ ruột, khi ăn cứ cầm cả chén mà xơi. Bobotie - món thịt băm đút lò, phủ trứng chiên rất hấp dẫn. Mopane Worms - loại nhộng sấy khô hoặc chiên giòn ăn rất tuyệt. Chakalaka là món cháo đặc làm bằng bột bắp ăn với các loại thịt nướng. Ngoài thịt bò, gà, heo… Nam Phi còn sử dụng thịt của nhiều loài thú hoang dã được thuần dưỡng như linh dương, đà điểu, cá sấu… Braaivleis - thịt nướng ướp với đủ thứ gia vị. Boerewors - món xúc xích Nam Phi vừa dài vừa bự có nhiều vị lạ. Biltong - thịt khô sấy thái thành từng thỏi, một loại thức ăn nhanh… Umqombothi - thức uống phổ biến màu trắng đục, vị chua nhân nhẫn đắng, hơi khó uống. Bên cạnh đó là các loại rượu vang nổi tiếng thế giới.

Mặc dù là quốc gia phát triển, Nam Phi cũng đang đối mặt với nhiều tệ nạn xã hội. Nhiều người gọi châu Phi là nền kinh tế đối ngẫu với chênh lệch giàu – nghèo quá cách biệt. HIV/AIDS là hiểm họa của đất nước khi ước tính gần 30% phụ nữ có thai và 20% người trưởng thành dương tính với HIV. Đây là nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hụt lao động và bi kịch của các gia đình. Có khoảng trên 1 triệu trẻ em mồ côi vì AIDS. Đội quân ăn xin chuyên nghiệp thường hành động ở các ngã tư giao thông, chờ khi xe dừng ở đèn đỏ là bung ra hành nghề đủ kiểu, nom vừa buồn cười vừa thương cảm. Chính phủ Nam Phi đang có nhiều nỗ lực “dọn dẹp nhà cửa”, tập trung đầu tư cho y tế và các chính sách xã hội để đất nước nhiều thủ đô này ngày càng hấp dẫn hơn với du khách thế giới.