Chồng của hoa hậu thu thủy

      139
TP - Nguyễn Thu Thủy đăng quang Hoa hậu Việt Nam năm 1994, tôi bắt đầu phỏng vấn chị từ quãng năm 2000. Số lần phỏng vấn dày đến nỗi, người phụ trách trực tiếp của tôi lúc đó, nhà báo Võ Hồng Thu, cứ có việc liên quan đến Thủy đều bảo: “nhà Thu Thủy học” đi đi! Phỏng vấn quá nhiều, giữa tôi và Thủy hình thành một mối quan hệ tạm gọi là “có thể chia sẻ”.

Giác ngộ bản thân

Trong mối quan hệ ngoài văn bản, tôi thường gọi thân mật Hoa hậu là Thủy. Đến một độ thân cận nhất định, Thủy kể cho tôi về lý do thực sự của lần đổ vỡ hôn nhân đầu tiên của chị, đó không chỉ là một cuộc ly hôn, nó còn là một lần giác ngộ bản thân, đau đớn nhưng đáng giá.

Tôi còn nhớ, khi biết tin Thủy ly hôn, rất nhiều người sốc, vì rằng trước đó Thủy và chồng là một đôi trai tài gái sắc đúng nghĩa, hơn nữa, họ lấy nhau vì tình. “Nói thật, chị không thể tiếp tục cuộc sống với một người quá hoàn hảo. Đến khi nào gặp một người như thế em sẽ hiểu, ở bên họ, mình có cảm giác áp lực kinh khủng, đôi khi cảm thấy mình xấu xí kinh khủng”.

Để xóa đi cảm xúc đang xuống thấp của Thủy, tôi đùa: Thủy quả này mạnh hơn Tomas rồi, nặng ký như Tezera cũng không giữ chân được. Thủy ớ ra một lúc rồi tủm tỉm bảo: “Đúng là nhẹ khôn kham nhỉ” (Đời nhẹ khôn kham, tên một tác phẩm nổi tiếng của Milan Kundera. Tomas và Tezera là hai nhân vật chính trong truyện, Tezera rất dịu dàng, bao dung, là một sự tồn tại nặng trĩu với Tomas khiến anh dù chán cũng không cách nào dứt bỏ). Thủy là người mê đọc. Điều này có cơn cớ từ truyền thống gia đình, bố Thủy là giáo sư ngôn ngữ Nguyễn Văn Lợi, từng là Viện phó Viện Ngôn ngữ, mẹ là Tiến sĩ Chu Bích Thu - một phụ nữ truyền thống, luôn lo lắng con gái như thế sẽ khổ nhưng vẫn âm thầm ủng hộ mọi quyết định của con.

Bạn đang xem: Chồng của hoa hậu thu thủy

*

Lúc đó tôi hỏi: thực sự có động lực nào không, để Thủy từ bỏ cuộc sống viên mãn trong mắt nhiều người, rồi trưng ra đổ vỡ, trưng ra cả cái tôi có phần nổi loạn của mình? Thủy nói ngay: “Trong mắt nhiều người” - không nên và không thể là một tiêu chí sống, một thứ thực sự nghiêm túc. “Mắt nhiều người” là như thế nào, thật khó nói lắm. Viên mãn hay đổ vỡ cũng thuộc vào những khái niệm mơ hồ như vậy. Tốt nhất là ta không nương nhờ quá nhiều vào những thứ ở bên ngoài và những điều có nghĩ mãi thì cũng không hiểu cho thấu đáo được.

Nhiều lần sau này tôi còn hỏi lại Thủy có từng ân hận vì lựa chọn ấy, có từng “lấy làm tiếc”, chị đều nói đại ý đã là sống thật thì không có giá, còn bản thân cuộc sống đã là như vậy, dù mình làm gì đi nữa, tốt đẹp hay kém tốt đẹp thì cũng đều có hệ quả.

Sau cuộc hôn nhân ấy, Nguyễn Thu Thủy không đi bước nữa mà sống cảnh mẹ đơn thân với hai con, một trai một gái và một bác giúp việc. Bận rộn, lại không ở gần bố mẹ, cuộc sống của mẹ con Thủy phụ thuộc rất nhiều vào người giúp việc.

Hướng về phía văn học

Thủy đọc nhiều, gần như sách mới ra là có trên kệ nhà chị. Thỉnh thoảng chúng tôi chạm mặt nhau ở hiệu sách Mụ Hoa trên phố Đinh Lễ - đây là nơi mua sách quen của Thủy. Trong những câu chuyện về sách, quan điểm của chúng tôi rất ít khi trùng lặp, thường là một người khen một người chê. Duy chỉ có vụ việc liên quan đến bản dịch Lolita là ngoại lệ. Tôi nhớ, khi đó hội đọc sách cũng chia phe, một bên ủng hộ bản dịch của Dương Tường, bên kia tung hô bản dịch của Thiên Lương. Tôi và Thủy cùng đứng về “phe Dương Tường”.

Thủy viết khá nhiều, thỉnh thoảng chị gửi cho tôi đọc, kể cả kịch bản “Người khác” (sau này được tuyển chọn tham dự Liên hoan phim quốc tế VN 2010 ở hạng mục phim tài liệu). Chị cũng từng gửi tôi một truyện ngắn để đăng trên tạp chí Người đẹp Việt Nam. Có một giai đoạn, Thủy sang châu Âu và khi trở về Thủy viết theo cách mà chị cho là “riêng”, đăng dài kỳ trên báo. Tôi đọc hết, và phũ mồm bảo điệu quá, sến, lòe loẹt quá, đến mức người ta muốn khùng lên! Thủy bảo mỗi người mỗi gu nhưng sau đó chị không gửi truyện cho tôi nữa.

Xem thêm: Vỏ Bọc Hộ Chiếu Hà Nội - Mua Online Vỏ Bao Passport Cao Cấp, Bền, Giá Tốt

Khi yêu lần nữa, Thủy dè dặt kể cho tôi và dặn: kể thế thôi, đừng đăng báo. Có lần tôi chê một sản phẩm của người Thủy yêu, chị có vẻ bẽn lẽn bảo: giờ khá nhiều rồi, đừng định kiến nữa!

Là một Hoa hậu nhưng Thủy từng rất mặc cảm về vẻ ngoài của mình. Chị hay phàn nàn, tạo hình cứng quá, cứng lắm, cứng không chịu nổi... nên rất hạn chế xuất hiện ở các sự kiện. Mỗi lần Thủy nói thế thì tôi đều gật gù: công nhận cứng thật! Có lần chúng tôi muốn lấy ảnh Thủy làm bìa tạp chí Người đẹp Việt Nam, nhưng trong mười mấy cái ảnh chân dung không chọn được cái nào chính là vì cái sự thiếu mềm mại, tự nhiên trước ống kính của Thủy. Hơn 30 tuổi Thủy mới bớt ám ảnh về chuyện này, và mới ý thức được vẻ đẹp thực sự của bản thân.

Đến lúc Thủy quyết định chuyển từ yoga sang chạy, và phơi cho mình đen nhẻm đi, tôi nhắn: Thế này mới danh phù kỳ thực với sự cứng đây! Thủy cười ha ha nhắn cho tôi: Run! Run! Run. Điều tôi biết quyết định này của Thủy chính là bởi ảnh hưởng của Haruki Murakami - tác giả yêu thích của chị, cũng là người cổ xúy nhiệt tình cho môn thể thao này.

Thủy đã đọc gần hết các tác phẩm của Murakami cả ở dạng bản dịch tiếng Việt và tiếng Anh. Thỉnh thoảng tôi mất ngủ, hay mỏi khớp cũng hay gọi chị hỏi phải tập thế nào, Thủy lại bảo thử chạy đi. Tôi chưa gom đủ kiên trì để theo đuổi việc chạy, thì chị đã một mình đến vạch đích.

Tạm biệt Thủy!

Thu Thủy và cuộc thi Hoa hậu Việt Nam

Gia đình có truyền thống làm khoa học, bố mẹ không đồng ý cho Thủy tham gia thi Hoa hậu vì sợ con sa đà, ngay cả thi học sinh thanh lịch Thủy cũng bị cấm. Tình cờ một lần NSNA Mai Nam gặp Thủy và khuyên chị nên đi thi Hoa hậu.

“Tôi chỉ cười cười, nghe rồi để đấy. Lần thứ hai gặp lại bác Mai Nam tiếp tục lặp lại yêu cầu này. Tôi bảo: bố mẹ cháu không cho đi, nếu bác thuyết phục được bố mẹ cháu thì cháu thi. Thế là bác Mai Nam đến nhà tôi thật, hai lần liền. Sau đó thì nhà tôi họp gia đình. Ông tôi bảo: thôi cứ cho nó đi thi, không hỏng được đâu, dù sao thì nhà mình cũng còn có cái gốc.

Đêm chung kết, trong cánh gà tôi tíu tít chuẩn bị, thỉnh thoảng lại nhận được một mẩu sâm be bé bố gửi vào để nhấm cho tỉnh người. Đăng quang xong, bố vẫn chở tôi đằng sau xe máy, không đội vương miện nhưng ôm một ôm to toàn hoa, theo sau là cả một đoàn người. Nhiều người lúc ấy đề nghị chở tôi bằng ô tô nhưng tôi vẫn chọn ngồi sau xe máy của bố. Đi như thế suốt từ Cung văn hóa hữu nghị Việt Xô về Thanh Xuân. Sau đó, trường tôi tổ chức đón tân sinh viên và chúc mừng Hoa hậu, phó hiệu trưởng mang hai bó hoa lên tặng, tôi một bó và một bó tặng mẹ tôi. Lúc đó mẹ khóc ghê lắm. Tôi nghĩ đó là điều tuyệt vời của một cuộc thi Hoa hậu, nó không chỉ tôn vinh cái đẹp, nó còn tôn vinh công lao sinh thành của các bậc làm cha, làm mẹ”. Đấy là câu chuyện Thủy kể cho tôi vào năm 2014.